Cách đánh bóng chuyền cơ bản – Kỹ thuật chơi bóng chuyền đúng cách

logo
Cách đánh bóng chuyền cơ bản – Kỹ thuật chơi bóng chuyền đúng cách

Cách đánh bóng chuyền cơ bản – Kỹ thuật chơi bóng chuyền đúng cách là điều bạn đọc quan tâm sau khi đã biết về luật chơi bóng chuyền đón đọc bài viết này của ketquabongdatructuyen.net để giải đáp các thắc mắc đó nhé.

Bóng chuyền là một bộ môn thể thao tập thể có tính giải trí và rèn luyện thể chất cao. Để tham gia tập luyện và thi đấu bóng chuyền đạt hiệu quả cao thì trước tiên bạn cần phải hiểu và nắm chắc các kỹ thuật chơi bóng chuyền. Dưới đây là các kỹ thuật đánh bóng chuyền cơ bản cho người mới bắt đầu tập luyện.

Tìm hiểu cách đánh bóng chuyền cơ bản

Kỹ thuật phát bóng chuyền.

Phát bóng chuyền là kỹ thuật đầu tiên và cơ bản nhất người chơi cần tìm hiểu kỹ khi tập đánh bóng chuyền. Kỹ thuật phát bóng là kỹ thuật quan trọng, quyết định đến khả năng khi điểm của đội. Chính bởi vậy, khi tham gia chơi bóng chuyền bạn cần đặc biệt quan tâm đến các động tác, kỹ thuật phát bóng chuyền. Trong kỹ thuật phát bóng, người ta phân ra thành phát bóng cao tay và phát bóng thấp tay cụ thể như sau:

Kỹ thuật phát bóng chuyền cao tay

Phát bóng chuyền cao tay là một kỹ thuật đánh bóng chuyền cơ bản được áp dụng. Thực hiện đúng kỹ thuật phát bóng này thì bóng sẽ có lực đi tốt, có cơ hội ghi điểm cao. Kỹ thuật phát bóng chuyền cao tay sẽ có các bước thực hiện như sau:

– Tư thế chuẩn bị: Tư thế người phát bóng sẽ đứng dồn trọng lượng đều 2 chân, mũi chân trái vuông góc đường biên ngang và tay trái cầm bóng vào tư thế chuẩn bị.

– Tung bóng: Thực hiện động tác tung bóng bằng cách dùng tay trái đưa bóng ngang mặt, tung bóng lên cao khoảng 100cm so với mặt. Khuỵu gối, vươn 2 chân kết hợp tung bóng.

– Phát bóng: Sau đó vung tay đánh bóng bằng cách tay trái tay lên cao, tay phải co lại, đưa đều lên trước, cao, sau. Thân người ngả về sau, mắt nhìn theo bóng. Khi bóng từ trên rơi xuống tới tầm tay giơ thẳng thì đánh mạnh về phía sau ở phần dưới tâm của bóng bằng bàn tay mở với các ngón tay chụm tự nhiên.

Kỹ thuật phát bóng chuyền thấp tay.

Còn đối với kỹ thuật phát bóng chuyền thấp tay, các cầu thủ cần áp dụng các động tác cơ bản qua 4 bước cụ thể như sau:

– Tư thế chuẩn bị: Bạn đứng thẳng để chân trái ở phía trước, mũi chân để vuông góc với đường biên và hướng về lưới. Chân phải để ở phía sau cách chân trái 1 bước chân. Đầu gối hơi khuỵu với thân, gập nhẹ về phía trước để trọng tâm dồn về chân sau, tay trái đỡ lấy bóng ở phía trước ngang thắt lưng. Tay phải duỗi tự nhiên về phía sau, mắt hướng phía trước để quan sát vị trí đối thủ.

– Tung bóng: Tay trái hạ thấp cầm bóng, tay phải đồng thời hạ thấp theo và khi tay chuyển động từ dưới lên cao thì thực hiện động tác tung bóng, kết hợp duỗi khớp gối, tay phải tiếp tục chuyển động ra sau. Lòng bàn tay hướng xuống đất để hoàn thành động tác tung bóng.

– Kỹ thuật phát bóng: Tay phải chuyển động nhanh từ sau ra trước để đánh vào phía sau dưới của quả bóng nhằm điều chỉnh hướng bóng. Tay trái từ tư thế kết thúc tung bóng chuyển động xuống dưới, đồng thời vung thân người hoàn toàn chuyển sang chân trái, người hơi lao về phía trước để tạo lực đánh bóng mạnh hơn về sân khách.

– Kết thúc: Sau khi bóng rời tay, tay phải của bạn vươn theo bóng về phía trước, lên cao chân phải theo đà bước lên để giữ thăng bằng, đồng thời nhanh chóng trở vào sân để trở về vị trí phòng thủ.

Cách đánh bóng chuyền cơ bản
Cách đánh bóng chuyền cơ bản

Kỹ thuật đệm bóng

Kỹ thuật đệm bóng thấp tay

Khi đối phương phát bóng sang, VĐV thực hiện động tác nhận bóng. Đây được gọi là đỡ bước 1, bạn phải khống chế sao cho không để bóng chạm xuống mặt sân của bên mình. Yêu cầu đỡ bước 1 gọn gàng đến với vị trí chuyền 2 để chuyền 2 thực hiện đường chuyền tấn công cho đồng đội.

Trong tập luyện và thi đấu, đệm bóng trong bóng chuyền có các kỹ thuật chính gồm:

– Đệm bóng bằng hai tay.

– Đệm bằng một tay và lăn ngã cứu bóng.

– Ngoài ra, bạn còn có thể dùng thân người, dùng chân đỡ bóng.

Theo chia sẻ của các huấn luyện viên bóng chuyền, kỹ thuật chuyền bóng thấp tay gồm có các động tác sau:

– Đầu tiên, bạn đứng ở tư thế trung bình thấp, hai chân rộng bằng hoặc hơn vai và hai tay co tự nhiên ở hai bên sườn, mắt quan sát bóng, thân hơi gập.

– Khi bạn xác định được chính xác điểm rơi của bóng và ở tầm thích hợp thì hai tay đưa ra đỡ bóng. Hai tay duỗi thẳng, hai bàn tay đặt chéo lên nhau và nắm lại, bàn tay nọ bọc lấy bàn tay kia, hai ngón cái song song kề nhau.

– Khi bóng đến ở tầm ngang hông, cách thân người khoảng gần một cánh tay thì thực hiện đánh bóng. Lúc này chân đạp đất, duỗi khớp gối, nâng trọng tâm thân thể và nâng tay lên. Hai tay được chuyển động từ dưới lên và dùng phần giữa cẳng tay đệm phía dưới bóng kết hợp với nâng tay ở mức độ cần thiết. Khi hai tay chạm bóng cũng là lúc gập cổ tay xuống dưới làm căng các nhóm cơ cẳng tay, kết hợp với hóp bụng và giữ chắc bả vai với khớp khuỷu. Hai tay thẳng, chắc, hai bàn tay nắm và ép chặt vào nhau, toàn thân hơi lao về trước.

Kỹ thuật đệm bóng thấp tay
Kỹ thuật đệm bóng thấp tay

Kỹ thuật chuyền bóng cao tay

Kỹ thuật chuyền bóng cao tay hay kỹ thuật búng bóng chuyền (ở vị trí chuyền 2) thường là bước chạm bóng thứ hai của đội nhận được bóng sau khi đã bắt bước 1 thành công. Ở bước này, bạn phải điều chỉnh bóng sao cho đồng đội có thể dễ dàng chạm bóng và tấn công. Vị trí chuyền 2 tương đương và quan trọng không kém vị trí tấn công chủ lực.

Sau khi chuyền bóng cao tay, điều quan trọng là phải xác định hướng bóng bay tới để nhanh chóng di chuyển đến đón bóng. Theo các giáo viên dạy bộ môn bóng chuyền, kỹ thuật chuyền bóng cao tay có các bước gồm:

– Sau khi ổn định vị trí, tư thế, hai tay đưa từ phía trước lên chuyền bóng, thân người hơi ngã về phía sau, các ngón tay tiếp xúc với bóng ở tầm trước, hai ngón tay cái cách mặt chừng 15cm, khi tay chạm bóng cần có sự phối hợp nhịp nhàng giữa tay và toàn thân dưới để chuyền bóng đi.

– Sau khi đỡ bóng (ghìm bóng lại), phải dùng sức cả mười đầu ngón tay, chủ yếu và ngón tay cái là ngón tay đeo nhẫn, các ngón khác chỉ làm nhiệm vụ hỗ trợ. Khi chuyền bóng chủ là ngón tay trỏ, ngón giữa và một phần của ngón đeo nhẫn. Ngón tay cái lúc này chỉ có tác dụng điều khiển đường bóng.

Kỹ thuật đập bóng chuyền

Kỹ thuật đập bóng được coi là phương thức tấn công chủ yếu khi thi đấu bóng chuyền. Để giành chiến thắng trong giải đấu, mỗi cầu thủ bóng chuyền phải có trình độ kỹ thuật tốt, nắm được nhiều kiểu đập bóng theo nhiều hướng khác nhau và tình huống khác nhau. HLV bóng chuyền chia sẻ, kỹ thuật đập bóng chuyền nhất định phải thực hiện theo 5 bước cơ bản như sau:

– Tư thế chuẩn bị:

+ Bạn hãy đứng cách lưới khoảng 2-3m, không nên đứng sát lưới sẽ không có chỗ lấy đà, nhảy lên sẽ bị chạm lưới. Hãy nhớ không nên đứng nguyên một chỗ mà nên xê dịch nhẹ để có thể chủ động điều chỉnh bước nhảy và chỗ lấy đà.

+ Đầu gối lúc này hơi chùng, thân người hơi ngả về phía trước, mắt hướng theo người chuyền bóng.

– Lấy đà:

+ Đây là bước rất quan trọng khi đập bóng để cầu thủ có sức bật cao hơn, điều chỉnh được khoảng cách, vị trí đập bóng thích hợp.

+ Thời gian lấy đà là lúc cầu thủ xác định được đường bóng, hướng bóng tới, khi bóng vừa rời tay người chuyền. Nếu bạn đập bóng thấp thì thời gian lấy đà sớm hơn. Ngược lại, đập bóng cao thì lấy đà sẽ chậm hơn.

+ Góc lấy đà sẽ phụ thuộc vào khả năng người đập bóng. Người có kinh nghiệm có thể lấy đà với góc độ lớn và thẳng góc với lưới. Người đập bóng kém hay mới tập thì không nên lấy góc độ lớn sẽ khiến người chạm lưới, đường bóng đập dễ bị chắn. Bởi vậy, khi mới đập bóng bạn nên chọn góc độ lấy đà khoảng 35 – 50 độ.

+ Số bước lấy đà có thể từ 1-4 bước nhưng thông thường là 3 bước.

– Giậm nhảy:

+ Sau khi lấy đà xong, bạn cần giậm nhảy ngay lập tức để nhảy cao lên đập bóng trước mặt. Bạn có thể giậm nhảy một chân hoặc hai chân tùy khả năng của mình.

+ Để giậm nhảy đạt hiệu quả, bước cuối cùng của vị trí giậm nhảy phải để gót chân của 2 bàn chân ngang nhau, thân người ngả về phía trước, khuỵu đầu gối xuống, chuyển sức gót chân lên mũi chân để bật lên.

+ Dùng sức bật của đầu gối, khớp xương hông và sức cổ chân để bật lên càng cao càng tốt. Đồng thời, kết hợp đánh 2 tay mạnh ra phía sau, khi chân đã khuỵu hết mức thì 2 tay đánh xuống thẳng góc với mặt sân.

– Nhảy và đập bóng:

+ Động tác đập bóng sẽ bắt đầu khi thân người bật lên tầm cao nhất. Người lúc này ngửa ra sau, nghiêng nhẹ về phía tay đập bóng, 2 chân hơi gập tự nhiên.

+ Tay đập bóng từ trên cao đưa sát đến mang tai phía sau, cánh tay duỗi thẳng, cổ tay đập gập vào bóng để điều khiển bóng. Tay kia cũng hạ từ phía trên xuống để phối hợp.

+ Khi đập bóng, thân người của bạn vươn thẳng, 2 chân duỗi thẳng ra phía trước để tăng sức mạnh đập trúng bóng. Vị trí đập bóng thường cao hơn đầu, chếch về phía trước mặt khoảng 10-15cm.

+ Bóng nâng cao hay thấp sẽ phụ thuộc và quả đập cao, trung bình hay thấp. Các điểm chạm bóng phải ở tầm cao nhất, vì thế đập bóng kiểu nào cũng phải nhảy thật cao.

– Rơi xuống:

+ Sau khi đập bóng, bạn thả người xuống bằng mũi bàn chân, hai bàn chân xoay theo chiều lưới, đầu gối hơi khuỵu. Với cách này, cầu thủ rơi người xuống không bị mất thăng bằng.

Kỹ thuật chắn bóng

Động tác chắn bóng là động tác bật nhảy của VĐV chơi ngay trước lưới để ngăn chặn những đợt tấn công của đối phương. Với động tác này tay của VĐV có thể được đưa qua lưới, không được chạm vào lưới.

Kỹ thuật chắn bóng
Kỹ thuật chắn bóng

– HLV bóng chuyền cho biết thời gian nhảy của bạn sẽ phụ thuộc vào tính chất và tầm bóng cao thấp. Nếu bóng cao thì nhảy chậm hơn, bóng thấp thì nhảy sớm. Thông thường, thời gian nhảy sẽ sau người đập một chút, chú ý quan sát hoạt động của tay đối phương đập bóng để quyết định nhảy chắn.

– Bạn có thể đứng tại chạy chỗ nhảy lên hoặc nhích lên một bước tùy vào cách lấy lực tốt nhất, để 2 đầu gối khuỵu xuống, 2 cánh tay đưa sát thân người theo bên sườn từ dưới lên để lấy đà bật lên cao. Khi nhảy đến tầm cao nhất, hãy quan sát xung quanh lần cuối, nhanh chóng đưa 2 tay cản đường bóng đập. Tay đưa lên không duỗi hết mức để có thể chuyển hướng chắn bóng dễ dàng khi cần thiết.

– Khi chắn bóng bàn tay của bạn mở ra như lúc chuyền bóng, hơi ngửa ra sau, các ngón tay hơi lên gân để khi bóng chạm tay sẽ bật bổng lên. Hai bàn tay cách nhau chừng nửa quả bóng để bóng không thể lọt qua tay.

– Lúc này, 2 cùi tay phải sát mép lưới để tránh bóng dễ bị lọt xuống theo người. Sau khi chạm bóng, bạn không được gập cổ tay theo vì như vậy sẽ dễ bị chạm lưới.

Kỹ thuật cứu bóng

Trong quá trình đối thủ tấn công, nếu đường bóng sắp chạm đất bạn có thể đổ người hoặc thực hiện thao tác cứu bóng bằng mọi cách để ngăn cản việc ghi điểm từ đối thủ. Kỹ thuật chắn bóng này đòi hỏi người chơi phải vô cùng linh hoạt cũng như chủ động trong các tình huống. Kỹ thuật này được sử dụng khi mà bóng có nguy cơ chạm sàn đấu.

Bài viết trên đây đã cho bạn đọc thêm thông tin về cách chơi bóng chuyền cơ bản rồi phải không nào. Đón đọc thêm Chiều cao của đội tuyển bóng chuyền nam Việt Nam

Liên kết hay

Đầu trang
Kết quả bóng đá trực tuyến KQBD Tây Ban Nha KQBD Ý KQBD Nhật Bản
Keo bong da KQBD Pháp KQBD Cup C1 KQBD Hàn Quốc
Kết quả Ngoại hạng Anh KQBD Đức KQBD Cup C2 KQBD Úc
KQBD Hạng Nhất Anh KQBD VLWC KV Châu Á KQBD VLWC KV Châu Âu KQBD VLWC KV Nam Mỹ
KQBD Cup C1 Châu Á KQBD Cup C3 KQBD WC Futsal KQBD Bồ Đào Nha