Lịch sử phát triển và kỹ thuật Đá Cầu Mây chuẩn xác

logo
Lịch sử phát triển và kỹ thuật Đá Cầu Mây chuẩn xác

Đá cầu mây là môn thể thao được bắt nguồn từ Đông Nam Á. Đây là môn thể thao nổi tiếng ở nhiều quốc gia như Việt Nam, Thái Lan, Campuchia, Malaysia… Bắt đầu từ năm 1990 môn cầu mây được đưa vào thi đấu chính thức tại Đại hội thể thao Châu Á. Cùng tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây. 

1. Lịch sử môn đá cầu mây

Câu mây (Sepak Takraw) chính là môn bóng chuyền bằng chân với luật chơi rất giống với môn bóng chuyền tuy nhiên người chơi chỉ phép được sử dụng bàn chân, đầu gối, phần ngực và đầu.

Sepak Takraw được bắt nguồn từ Malaysia vào khoảng 500 năm trước. Vào thế kỷ 14 thì môn này chỉ dành cho những người trong hoàng gia. Cho tới khoảng thế kỷ 16 thì bộ môn này đã lan rộng khắp Indonesia và tại đây môn cầu mây được gọi với cái tên Sepak Raga. Cho tới năm 1940 thì phiên bản hoàn chỉnh của môn cầu mâ đã phổ biến khắp Đông Nam Á.

Đá cầu mây
Đá cầu mây

Giấu đấu đá cầu mây chính thức đầu tiên được tổ chức vào ngày 16/5/1945 tại một câu lạc bộ bơi lội ở Penang. Sau đó môn này đã được lan rộng và có mặt tại những kỳ SeaGame

2. Quy cách đá cầu mây

Mỗi đội chơi có 3 người và mỗi bên sẽ có tối đa 3 lần chạm bóng trước khi đưa qua lưới tới phần sân đối phương. Trường hợp không đưa được bóng qua lưới thì tính là thua một điểm cho đối phương, đội nào ghi được điểm tối đa đầu tiên là đội chiến thắng.

3. Kỹ thuật đá cầu mây

3.1. Kỹ thuật cơ bản khi luyện tập đá cầu mây

Bước 1: Khởi động toàn bộ cơ thể đặc biệt phần chân với những người mới luyện tập cần trang bị chiếc khăn quấn trên đầu để khi tiếp xúc với cầu mây sẽ giảm đau do chưa quen. Trang bị thêm đai bó gối và cổ chân tránh chấn thương trong quá trình luyện tập.

Bước 2: Tập luyện kỹ năng tâng cầu bằng lòng bàn chân, hãy thực hiện động tác này thật nhiều lần cho tới khi thành thạo.

Bước 3: Tiến hành luyện tập kỹ thuật San to trong đá cầu mây. Kỹ thuật này được chia làm 2 loại : santo đứng, santo ngang (xoắn quẩy)

3.1. Kỹ thuật santo đứng

Đối với việc thực hiện kỹ thuật santo đứng chúng ta sẽ cần thực hiện theo những bước sau :

  • Hãy xác định vị trí tiếp cầu của bàn chân đó là vị trí mũi bàn chân, gót chân hay là lòng bàn chân.
  • Cần đưa người phù hợp với vị trí tiếp súc của chân và cầu
  • Tiến hành bật nhảy bằng chân sẽ tiếp súc với cầu
  • Khi mà chân đã chạm với cầu đó chính là thời điểm mà vị trí cao nhất của cơ thể tiếp xúc với cầu.
  • Sau khi đã tiếp xúc với cầu thì chân sẽ chạm đất đầu tiên và giữ thăng bằng cho cơ thể.
  • Khi đó thì hướng đi của cầu sẽ là dạng vít xuống không xoáy nhưng lại đạt được tốc độ cao.

3.2. Kỹ thuật santo ngang:

  • Người tập luyện cần ngả người về phía sau đồng thời sẽ bật người bằng chân tiếp cầu
  • Khi chân đã tiếp xúc với cầu thì cơ thể cũng song song với mặt đất
  • Sau khi đã tiếp xúc với cầu thì phần chân sẽ chạm đất cùng với tay nhằm giữ được mức độ thăng bằng cho cơ thể
  • Khi đó thì hướng đi của cầu sẽ có dạng vít xuống nhưng không bằng santo thẳng. Cầu có độ xoáy và đạt tốc độ cao.
  • Sau khi kết thúc động tác tập luyện thì người tập sẽ trở về để thực hiện động tác tiếp theo.

Trên đây là tổng hợp những thông tin về bộ môn đá cầu mây, về lịch sử nguồn gốc cũng như kỹ thuật đá cầu mây cơ bản nhất. Chúc bạn luôn vui với môn thể thao này.

Đầu trang
Kết quả bóng đá trực tuyến KQBD Tây Ban Nha KQBD Ý KQBD Nhật Bản
Keo bong da KQBD Pháp KQBD Cup C1 KQBD Hàn Quốc
Kết quả Ngoại hạng Anh KQBD Đức KQBD Cup C2 KQBD Úc
KQBD Hạng Nhất Anh KQBD VLWC KV Châu Á KQBD VLWC KV Châu Âu KQBD VLWC KV Nam Mỹ
KQBD Cup C1 Châu Á KQBD Cup C3 KQBD WC Futsal KQBD Bồ Đào Nha